Hệ thống xử lý nước thải gồm nhiều công trình đơn vị hoạt động nhằm xử lý nước thải thu gom từ các nhà nuôi heo, lưu lượng, thành phần và nồng độ nước thải chứa chất ô nhiễm cao, đặc biệt là chất thải hữu cơ, nitơ. Do đó, hệ thống phải đáp ứng được yêu cầu xử lý được các thành phần ô nhiễm đó, duy trì hiệu suất xử lý ổn định.

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN NUÔI HEO NÁI, QUY MÔ 2.500 CON (CÔNG SUẤT: 130 m3/ngày)

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN NUÔI HEO NÁI, QUY MÔ 2.500 CON (CÔNG SUẤT: 130 m3/ngày)

    CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

    Hệ thống xử lý nước thải gồm nhiều công trình đơn vị hoạt động nhằm xử lý nước thải thu gom từ các nhà nuôi heo, lưu lượng, thành phần và nồng độ nước thải chứa chất ô nhiễm cao, đặc biệt là chất thải hữu cơ, nitơ. Do đó, hệ thống phải đáp ứng được yêu cầu xử lý được các thành phần ô nhiễm đó, duy trì hiệu suất xử lý ổn định.

    Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải là cơ sở tính toán để lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp.

    Bên cạnh đó, việc lựa chọn công nghệ phải hướng đến tối ưu về chi phí và phù hợp với trình độ chăn nuôi và sự cạnh tranh về giá thành.

    Qui trình vận hành, phương pháp vận hành của hệ thống đơn giản, hợp lý với điều kiện Việt Nam. 

    Alt Photo

    TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO

    Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước rửa,..thành phần của nước thải chăn nuôi rất phong phú bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan vô cơ hay hữu cơ và nhiều nhất là hỗn hợp chứa N,P, ngoài ra nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, nấm,…và một số mầm bệnh khác. Nếu nước thải này không qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, sinh vật sống khác.

    Xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) với chi phí thấp. Trong quá trình chăn nuôi heo (lợn) thì sẽ phát sinh một lượng nước thải rất lớn: vào khoảng 20 m3/1000 heo (lợn) thịt. Hiện nay, toàn bộ lượng nước thải + phân heo (lợn) từ quá trình rửa chuồng trại, duỗi phân… đều được gom vào bể biogas để xử lý và thu hồi khí biogas để tái xử dụng. Nước thải sau khi qua bể Biogas không xử lý triệt để được hàm lượng BOD, COD, Amoni, Phot pho trong nước thải sau biogas. Nước thải sau xử lý biogas của nước thải chăn nuôi heo (lợn) có màu vàng tươi, mùi hăng rất khó chịu. Khi gió thổi qua khu vực bể chứa nước thải sẽ sinh mùi hôi thối, rất khó chịu cho khu vực dân cư xung quanh.

    Vì thế mà Bộ TNMT đã ra quyết định tất cả các cơ sở, trang trại chăn nuôi phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, các đơn vị nào không tuân thủ thì sẽ bị phạt rất nặng.

    BẢNG THÔNG SỐ NỒNG ĐỘ CHẤT THẢI ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

    Alt Photo 

    Nồng độ nước thải đặc trung chăn nuôi

    QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI CÔNG TY ĐÃ THỰC HIỆN

    Alt Photo   

    Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

    HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

    Nước thải từ các khu chuồng trại được thu gom về Bể CT gồm tách thô bằng lưới và tách triệt để bằng máy tách trục vít để tách triệt để lượng phân rắn giúp giảm tải cho ở các công trình phía sau. Nước thải từ bể CT được dẫn qua bể trung gian phân phối nước vào Biogas để phân hủy sinh học. Tại hầm Biogas, do tác dụng của các vi sinh vật, các chất ô nhiễm bị phân hủy và sinh ra khí mêtan,….

    Nước thải sau khi ra khỏi hầm Biogas chảy về bể Wetland. Ở bể Wetland nước thải được xử lý nhờ những loại cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ. Sau đó nước thải được bơm chìm bơm vào bể Anoxic. Tại đây, quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí diễn ra liên tục. Các chất ô nhiễm, N, P trở thành thức ăn cho vi sinh vật bên trong bể trước khi chảy sang bể Aerotank. Tại bể aerotank, các chất ô nhiễm tiếp tục được vi sinh vật hiếu khí sử dụng làm thức ăn. Sau quá trình phân hủy sinh học, các bùn cặn hữu cơ được hình thành và theo dòng nước chảy sang bể lắng sinh học.

    Tại bể lắng, các bông cặn được lắng xuống sau đó được tuần hoàn trở về bể Anoxic để duy trì nồng độ bùn hoạt tính có trong bể, phần bùn dư sẽ được bơm đến bể chứa bùn sinh học.

    Nước sau khi tách cặn chảy qua hệ thống hoá lý. Tại đây hoá chất NaOH, PAC và Polymer được châm và đồng thời khuấy trộn đều cho đến khi bông cặn dần hình thành. Tại bể lắng hoá lý, các bông cặn có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy bể và phần nước sau khi tách bông cặn sẽ tự chảy sang bể trung gian.

    Nước thải từ bể trung gian được bơm lọc bơm vào cụm bồn lọc áp lực. Nước thải sau lọc áp lực được đưa về bể khử trùng.

    Tại bể khử trùng nước thải được khử trùng bằng dung dịch Javen/Chlorine để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có trong nước thải, khi đó nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 62-MT:2016/ BTNMT. Sau đó nước thải sẽ dẫn đến hồ sinh học và bể chứa nước nhầm tái sử dụng rửa chuồng trại.

    Alt Photo

    Hình ảnh Hệ thống xử lý nước thả i được thể hiệ n  bằng 3D