Ngành chăn nuôi tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh, cùng với sự phát triển đó thì lượng nước thải phát sinh của ngành này cũng ngày càng tăng đẫn tới nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Vậy có những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi nào giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây
Nước thải chăn nuôi là gì?
Nước thải chăn nuôi là loại chất thải phát sinh từ quá trình chăn nuôi các loài động vật bao gồm chất rắn (phân động vật, thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng) và chất lỏng (nước tắm, dội rửa chuồng trại, nước tiểu động vật) gây ô nhiễm đất, nước (nước mặt, nước ngầm). Nước thải sinh hoạt tại các cơ sở chăn nuôi khi thu gom chung vào hệ thống xử lý thì cũng được tính là nước thải chăn nuôi.
Đặc tính, thành phần của nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi có các thành phần như các chất vô cơ, hữu cơ từ phân và thức ăn không tiêu hóa đồng thời có các vi sinh vật gây bệnh.
- Các chất vô cơ và hữu cơ:
+ Các hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% chủ yếu bao gồm Cellulose, Acid Amin, chất béo, Hydratcarbon có trong phân, thức ăn thừa. Hầu hết các hợp chất này đều là chất cơ dễ phân hủy. Khi phân hủy tạo thành các khí có mùi rất khó chịu.
+ Hợp chất vô cơ chiếm 20–30% chủ yếu bao gồm: Cát, đất, muối, Ure, Ammonium,…
+ Các hợp chất này được thể hiện dưới dạng các thông số: COD, BOD5, TN, TP, SS… Những thông số này là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường.
- Vi sinh vật gây bệnh: Bên cạnh các hợp chất chất vô cơ, hữu cơ, Nitơ, Phốtpho thì trong nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ấu trùng giun sáng gây bệnh. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và động vật trong khu vực.
Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiện nay
Việc xử lý nước thải chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm là hết sức cấp thiết do loại nước thải này gây tác động xấu đến môi trường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi được ứng dụng như: công nghệ biogas, phương pháp đệm lót sinh học, công nghệ sử dụng thực vật thủy sinh, phương pháp mương oxy hóa.
a. Công nghệ Biogas:
Công nghệ biogas là công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng hệ thống hầm bể biogas, khí biogas sẽ sinh ra trong quá trình phân hủy các chất thải trong môi trường kỵ khí. Lượng khí sinh ra sẽ được thu thập và sử dụng như một nguồn năng lượng để sản xuất điện, nhiệt hoặc trở thành nhiên liệu cho các quy trình khác.
b. Phương pháp đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học (hay bãi lọc sinh học) là một hệ thống sử dụng mùn cưa, trấu, các chế phẩm chứa các loại vi sinh vật để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải. Phương pháp xử lý này có nhiều ưu điểm như: hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và có khả năng tái sử dụng nước. Bên cạnh đó để duy trì được đệm lót sinh học cần đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn cho vật nuôi.
c. Phương pháp mương oxy hóa
Các mương oxy hóa được cung cấp oxy nhằm giúp các vi sinh vật oxy hóa và phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước. Trong quá trình này các chất không tan, các chất lơ lững đước kết dính với nhau tạo thành các chất kết tủa và được loại bỏ sau đó. Phương pháp này mang lại lợi ích vô cùng lớn: tiêu tốn rất ít năng lượng, hoạt động đơn giản, tạo ra rất ít bùn, có thể đồng thời xử lý cả các chất hữu cơ lẫn khí độc có trong nước thải.
d. Công nghệ sử dụng thực vật thủy sinh:
Sử dụng cây thủy sinh và hệ sinh thái nước để loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước thải. Cây cũng tạo điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có lợi phát triển. Đây là phương pháp bền vững, không sử dụng hóa chất hay công nghệ phức tạp đồng thời cũng có thể tái sử dụng các chất thải.
Trên đây là các nội dung liên quan đến xử lý nước thải chăn nuôi. Đơn vị nào muốn tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.
Tham khảo thêm: Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho trại heo Hứa Kim Thành công suất 110 m3 /ngày đêm