CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ MỚI NHẤT

Email: moitruongast@gmail.com
Xử lý nước thải
Phụng sự để dẫn đầu

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ MỚI NHẤT

    Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải y tế, tuy nhiên việc lựa chọn công nghệ phù hợp với quy mô cũng như tính chất nước thải của từng cơ sở y tế là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như tiết kiệm được chi phí xử lý. Bài viêt dưới đây giới thiệu về công nghệ xử lý lọc màng MBR - một trong những công nghệ xử lý được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải y tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

    Nước thải y tế là gì?

    Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn (thăm khám, điều trị) và quá trình sinh hoạt,... tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám.

    Nước thải y tế có mức độ gây hại cao hơn nhiều lần so với rác thải đây là mối đe dọa rất lớn với môi trường sống. Nếu nguồn nước chưa qua xử lý mà xả thải ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và sinh vật. 

    Đặc tính, thành phần của nước thải y tế

    Nước thải y tế được tổng hợp các nguồn khác nhau. Cụ thể:

    - Từ hoạt động sinh hoạt: Quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân và nhân viên trong bệnh viện (vệ sinh, giặc giũ, ăn uống); quá trình dọn dẹp. Thành phần chủ yếu của loại nước thải này bao gồm:

    + Chất rắn lơ lững, chất hữu cơ, vô cơ;

    + Dầu mỡ;

    + Tổng nito, photpho;

    + Vi sinh vật gây bệnh.

    - Từ hoạt động chuyên môn: Tất cả các khâu của bệnh viện đều thường xuyên sử dụng nước và thải ra nước thải, thành phần thường có trong nước thải phát sinh ở các hoạt động này bao gồm:

    + Chất rắn từ máu đông, bộ phận của cơ thể người (có kích thước nhỏ);

    + Các chất vô cơ;

    + Vi sinh vật và vi khuẩn truyền nhiễm, ngoài ra còn có thể chứa các chất phóng xạ.

    Công nghệ xử lý lọc màng MBR

    Công nghệ MBR (Membrane bioreactor) Công nghệ MBR là công nghệ xử lý nước thải mới kết hợp giữa vi sinh xử lý nước thải và lọc màn. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể sinh học được xem như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế bể lọc nước sẽ tiết kiệm tối đa thể tích bể sinh học. 

    Về cấu tạo, màng lọc MBR có rất nhiều dạng nhưng phổ biến nhất là dạng nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại giống như một tấm lọc với các lỗ lọc siêu nhỏ mà vi sinh khó có thể xuyên qua được. Các đơn vị của màng lọc MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn và được đặt vào bể hiếu hiếu khí để xử lý.

    Ưu điềm:

    - Màng có kích thước nhỏ gọn, có thể tách các chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, hạt keo, các phân tử hữu cơ. Hệ thống có thể di dời một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.

    - Thời gian lưu nước khoảng 2.5 đến 5h, giảm tối đa diện tích mặt bằng.

    - Nồng độ bùn hoạt tính từ 5000-12.000 mg/l và tải BOD xử lý cao, giảm bớt thể tích của bể sinh học hiếu khí.

    - Chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn tối đa, xử lý được hoàn toàn chất rắn lơ lửng, vi khuẩn gây bệnh và kiểm soát được chlorine dư.

    - Tiêu giảm tối đa lượng BOD5, COD nên nước thải đầu ra.

    Nhược điểm:

    - Màng không được vệ sinh thường xuyên sẽ dẫn đến tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình xử lý. 

    - Chi phí đầu tư ban đầu khi mua màng MBR là khá cao và tốn khoản chi phí mua hóa chất vệ sinh màng.

    - Không dùng để xử lý các loại nước thải có độ màu cao và có quá nhiều hoá chất.

    Quy trình xử lý nước thải y tế

    Thuyết minh quy trình xử lý:

    - Nước thải y tế từ các nguồn đầu vào được dẫn qua song chắn rác để tách rác thô có kích thước lớn sau đó đưa về về hố thu gom.

    - Tiếp đó, một bơm chìm bơm nước thải từ hố gom sang bể điều hòa nhằm điều hòa tính chất (nồng độ các chất ô nhiễm, pH) và lưu lượng nước thải đảm bảo hiệu quả xử lý cho công trình phía sau. Tại đây có gắn cánh khoáy chìm để tránh trường hợp cặn lắng.

    Bể điều hòa

    - Tiếp theo, nước thải được bơm sang cụm bể AAO để bắt đầu quá trình xử lý sinh học.

    + Tại bể UASB diễn ra quá trình khử hydrocacbon (BOD, COD giảm khoảng 50% – 55% so với nước thải ban đầu, photpho tổng giảm 60%-70%) nhờ các vi sinh vật kị khí, sản phẩm tạo thành là CH4 và CO2. Có thể bổ sung thêm men vi sinh nhằm tăng hiệu suất xử lý. Link tham khảo tại đây

    Bể UASB

    +  Tại bể Bể Anoxic: Các vi sinh vật yếm khí sử dụng các chất dinh dưỡng dưới dạng hợp chất hữu cơ làm thức ăn để phát triển. Nito dưới dạng nitrat, nitrit sẽ được khử, tạo thành Nito tự do.

    Bể Anoxic

    + Tại bể Aerotank: Hệ thống sục khí sẽ được lắp nhằm tăng cường oxy cho các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng, phát triển, phân hủy các chất ô nhiễm, chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…

    Bể Aerotank

    - Hệ thống lọc sinh học MBR: Được lắp đặt tại bể hiếu khí sẽ làm nhiệm vụ lọc nước thải sau xử lý. Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên vi sinh vật, chất ô nhiễm, bùn hoàn toàn bị giữ lại tại bề mặt màng đồng thời chỉ có nước sạch đi qua. Trong bể MBR có một bể chứa nước rửa màng, nước từ bồn chứa một phần được dẫn sang bể khử trùng, một phần được dự trữ để rửa màng MBR.

    Màng lọc sợi rỗng MBR

    - Nước sạch sẽ được bơm hút ra ngoài mà không cần qua bể lọc chuyển trực tiếp qua bể khử trùng. Hóa chất clo được thêm vào để loại bỏ vi sinh vật còn lại.

    - Bùn dư của các bể sinh học được dẫn về bể chứa bùn. Sau đó bùn được xử lý theo đúng quy định.

    - Nước thải y tế sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.

    Trên đây là các nội dung liên quan đến quy trình xử lý nước thải sinh hoạt. Đơn vị nào muốn tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.

    Tham khảo thêm:  QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM NHA KHOA

                                 QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT