Nước thải y tế là một trong những nguồn thải ô nhiễm hàng đầu hiện nay do ngoài chứa các cặn bã ô nhiễm thông thường chúng còn chứa các mần bệnh gây ra các bệnh lây nhiễm, ảnh hưởng xuất đến môi trường và cộng đồng trong khu vực. Hãy cùng công ty môi trường AST tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Những đặc tính của nước thải y tế
Nước thải y tế là loại chất thải phát sinh từ các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế,... do các hoạt động của con người ở đây. Về cơ bản, nước thải y tế đến từ 2 nguồn chính:
- Nước thải từ sinh hoạt: Từ các hoạt động thường ngày của các nhân viên y tế, bệnh nhân, người chăm sóc,... như ăn uống, tắm giặt, dọn vệ sinh,...
- Nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh tại các phòng mỗ, phòng xét nghiệm, các phòng khoa trong bệnh viên.
Các thành phần chính của nước thải y tế được trình bài ở bảng sau:
Nước thải y tế chứa các thành phần gây ô nhiễm môi trường như:
- Các chất hữu cơ hữu cơ và vô cơ.
- Các chất dinh dưỡng (nito, photpho).
- Các chất rắn (lơ lững, hòa tan).
- Các loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, tụ cầu, virus đường tiêu hóa, amip, ký sinh trùng,…
- Các hóa chất tẩy rửa hay thậm chí có cả các chất phóng xạ.
Nước thải y tế chứ các thành phần độc cao, nếu không có phương pháp xử lý hợp lý trước khi thải trực tiếp nguồn tiếp nhận thì sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cũng lớn.
Những ảnh hưởng của nước thải y tế đến môi trường và con người
Như đã nói, nước thải y tế chứa nhiều chất độc có thể gây tác động trực tiếp đến môi trường cũng như sức khỏe của con gười nếu không được xử lý hợp lý. Các tác động ấy bao gồm:
- Đối với môi trường:
+ Nước chứa quá nhiều cặn bẩn sẽ cản trở quá trình hô hấp, quang hợp, có thể làm cho các loại động, thực vật sống dưới nước chậm phát triển thậm chí là chết hàng loạt.
+ Nước thải y tế cũng có thể gây biến đổi tính chất tự nhiên của đất làm ảnh hưởng đến cây trồng.
+ Ngoài ra, khi các lại động vật tiếp xúc lâu với nước bị ô nhiễm sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
- Đối với con người:
+ Nước thải y tế có nguy cơ lan truyền các bệnh như virus bại liệt, vi khuẩn mủ xanh, tả lị và nhiều loại bệnh khác.
+ Tiếp xúc lâu với loại nước thải này dẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thận, thậm chí là ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến cho người đân đặc biệt là những người nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản có nguy cơ bị thất nghiệp nhanh chống.
Các phương pháp xử lý nước thải y tế
Hiện nay việt nam đã áp dụng nhiểu phương pháp để xử lý nước thải y tế như: Lọc màng MBR, lọc sinh học nhỏ giọt, xử lý theo nguyên tắc AAO hay bãi lọc cây trồng kết hợp với bể lọc yếm khí.
a. Lọc màng MBR:
Màng lọc MBR
- Ưu điềm:
+ Màng có kích thước nhỏ gọn, có thể tách các chất rắn lơ lửng, vi khuẩn, hạt keo, các phân tử hữu cơ. Hệ thống có thể di dời một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.
+ Thời gian lưu nước khoảng 2.5 đến 5h, giảm tối đa diện tích mặt bằng.
+ Nồng độ bùn hoạt tính từ 5000-12.000 mg/l và tải BOD xử lý cao, giảm bớt thể tích của bể sinh học hiếu khí.
+ Chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn tối đa, xử lý được hoàn toàn chất rắn lơ lửng, vi khuẩn gây bệnh.
- Nhược điểm:
+ Màng không được vệ sinh thường xuyên sẽ dẫn đến tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình xử lý.
+ Chi phí đầu tư ban đầu khi mua màng MBR và chi phí mua hóa chất vệ sinh màng là khá cao.
+ Không dùng để xử lý các loại nước thải có độ màu cao và có quá nhiều hoá chất.
b. Lọc sinh học nhỏ giọt:
Bể lọc sinh học nhỏ giọt
- Ưu điểm:
+ Xử lý tương đối hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm vừa phải.
+ Kết cấu, lắp đặt đơn giản.
+ Vận hành và bảo dưỡng đơn giản, tiêu thụ ít điện năng.
+ Không gây tiếng ồn.
- Nhược điểm:
+ Không xử lý triệt đối với nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và nitơ cao;
+ Kết cấu phức tạp, cần thêm bể điều hòa để ổn định nước, bể lắng thứ cấp và trạm bơm nước thải sau bể lắng 1.
+ Có thể gây mùi.
c. Xử lý theo nguyên tắc AAO:
Xử lý nước thải theo nguyên tắc AAO
- Ưu điểm:
+ Hiệu xuất xử lý ổn định, xử lý hiệu quả nước thải có thành phần hữu cơ và nitơ cao.
+ Kỹ thuật vận hành ổn định, chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính.
- Nhược điểm:
+ Có thể phát sinh tiếng ồn và mùi hôi nếu vận hành sai quy trình.
+ Không thể làm sạch tối ưu nguồn nước bị ô nhiễm nặng
+ Lắp ráp khá cồng kềnh và tốn nhiều diện tích.
Trên đây là các nội dung liên quan đến những đặc tính và các phương pháp xử lý nước thải y tế. Đơn vị nào muốn tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.
Mời các bạn tham khảo thêm: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ MỚI NHẤT