Chăn nuôi là một trong các ngành trọng điểm của Việt Nam hiện nay. Nó giúp tạo thu nhập ổn định cho người dân vừa có thể giúp tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên với việc mở rộng sản xuất chăn nuôi thì lượng chất thải cũng ngày một tăng lên gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu không được xử lý hiệu quả. Công nghệ biogas là một trong những giải pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý loại chất thải này và được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các hộ gia đình cũng như các trang trại chăn nuôi. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về công nghệ biogas cũng như cấu tạo của hệ thống biogas xử lý nước thải chăn nuôi, mời các bạn cùng tham khảo.
Công nghệ biogas và hệ thống biogas là gì?
Công nghệ biogas là phương pháp xử lý chất thải bằng việc sử dụng các hầm, bể biogas. Công nghệ sử dụng phương pháp phân hủy kỵ khí nhằm giảm bớt các chất ô nhiễm giúp chất thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn cho phép. Bên cạnh đó quá trình xử lý chất thải sẽ phát sinh khí biogas.
Công nghệ biogas xử lý chất thải
Hệ thống biogas là hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ biogas chuyển đổi chất thải hữu cơ thành khí biogas để sử dụng làm nguồn năng lượng tái tạo.
Lợi ích của việc xây dựng hệ thống biogas xử lý nước thải chăn nuôi:
- Đảm bảo tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường 72:2020/QH 14.
- Giúp nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 62-MT:2016/BTNMT
- Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường chung.
Cấu tạo hệ thống biogas.
Ngày nay đối với các hộ gia đình và các trang trại quy mô lớn thì việc lắp đặt hệ thống biogas để xử lý chất thải chăn nuôi là sự lựa chọn hàng đầu. Nó không chỉ giúp xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi mà còn đem lại hiệu quả kinh tế do chi phí lắp đặt thấp hơn nhiều so với các hệ thống khác.
Về cấu tạo, hệ thống biogas gồm 2 phần chính: Hầm ủ (hầm biogas) chứa dịch phân hủy (quan trọng nhất) và hồ lắng.
- Hầm ủ: Được đặt gần chuồn trại để dễ thu gom chất thải cũng như nạp nguyên liệu.
- Hồ lắng: Được đặt sau hầm ủ, đây là nới tiếp nhận chất thải sau khi được xử lý trong hầm ủ.
Công ty môi trường AST cung cấp dịch vụ lắp đạt hệ thống biogas với các thiết bị:
- Vật liệu bạt nhựa chuyên dùng hdpe lót đáy dày 0,75mm.
- Nếu có đá nhọn, không đảm bảo an toàn cho bạt đáy, chúng ta sử dụng thêm đất lót và vải địa kỹ thuật để lót trước khi lót bạt nhựa chuyên dùng hdpe.
- Vật liệu bạt nhựa chuyên dùng hdpe phủ nắp dày 1,5mm.
- Thiết bị phao nhựa bảo trì.
- Thiết bị lấy ga và van an toàn.
- Hệ thống ống dẫn và phụ kiện.
- Hệ béc đốt gas dư (có/không; tự động/thủ công) tùy yêu cầu.
- Vi sinh đặc hiệu khởi động.
Cơ chế xử lý của hệ thống biogas
Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng cao sẽ được đưa vào bể biogas. Tại đây hầm phân xử lý các chất thải tạo ra khi biogas với các giai đoạn:
- Giai đoạn phân giải các chất hữu cơ (thủy phân): Chất thải hữu cơ chứa các polymer hữu cơ như protein, polysaccharide, chất béo, lignin… được phân hủy bởi các enzyme của vi khuẩn, tạo ra những chất có phân tử lượng nhỏ hơn và có khả năng tan trong nước, những chất này được các vi khuẩn sinh axit hấp thụ.
- Giai đoạn axit: Sau khi các monomer được tạo thành từ quá trình phân giải chui được vào tế bào vi khuẩn, bắt đầu chuyển hóa thành axit. Các quá trình chuyển hóa này được thực hiện bởi các vi khuẩn Acetogenic và sản phẩm được tạo thành nhất là axit béo bay hơi. Các axit béo bay hơi sẽ chuyển hóa thành acetate và từ acetate sẽ chuyển hóa tiếp thành CO2 và H2O. Ngoài acetate ra, trong tế bào vi khuẩn còn tích lũy CO2, H2, etanol và methanol.
- Giai đoạn tạo thành khí CH4: Giai đoạn này được tạo thành bởi nhóm vi khuẩn Methanogens.
Nước thải sau khi qua bể biogas sẽ bơm vào bể wetland (đất ngập nước).
Trên đây là các nội dung liên quan đến cấu tạo hệ thống biogas trong xử lý nước thải chăn nuôi. Đơn vị nào muốn cung cấp thiết bị hoặc thi công công trình xử lý vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty môi trường AST để được tư vấn thêm thông tin chi tiết.
Tham khảo thêm: Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo