Nước giếng khoan là một trong những nguồn nước cấp ở một số khu vực tại Việt Nam. Mặc dù nhìn bằng mắt thường thì nguồn nước này có thể là sạch nhưng thực tế thì không như vậy. Để đảm bảo nguồn nước này là sạch khuẩn, an toàn thì cần thực hiện các biện pháp xử lý nước giếng khoan.
Nước giếng khoan là gì?
Nước giếng khoan là một trong những nguồn nước cấp tại việt nam, lấy từ nguồn nước ngầm sâu trong lòng đất, qua nhiều lớp trầm tích. Quá trình khoan giếng thường được thực hiện để đưa nước lên bề mặt và sử dụng cho các mục đích như cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Nước giếng khoan thường được bị nhiễm phèn hoặc nhiễm các kim loại như sắt, mangan,...nên cần phải được kiểm soát và quản lý một cách cẩn thận để đảm bảo chất lượng nước và bảo vệ môi trường.
Đặc điểm, thành phần của nước giếng khoan
Các thành phần chính của nước giếng khoan được trình bày dưới bảng sau
Các đặc điểm thường thấy ở nươc ngầm như:
-Nhiệt độ, độ khoáng hóa tương đối ổn định.
- Độ đục thường thay đổi theo mùa.
- Độ màu: Thường có màu vàng gây ra bởi sắt.
- Không có oxi hòa tan nhưng có xuất hiện CO2, NH3 và H2S.
- Ít bị ảnh hưởng bởi các chất vô cơ và hữu cơ.
- Chứa nhiều khoáng chất hòa tan nhưng chủ yếu là Ca, Mg, Mn, Fe,...
- Vi sinh vật chủ yếu là các vi trùng do sắt gây ra.
Tại sao phải xử lý nước giếng khoan trướng khi sử dụng?
Nước giếng khoan được xem là nguồn nước sạch và an toàn, tuy nhiên hiên nay nguồn nước đang bị ô nhiễm do sự phát triển của kinh tế xã hội, công nghiệp làm cho nguồn nước này không còn sạch và an toàn. Nếu trực tiếp sử dụng mà không xử lý trước thì có thể gặp phải một số vấn đề như sau:
- Mắc các bệnh về da, đường hô hấp, thậm chí là có nguy cơ ung thư do các hóa chất, kim loại nặng,… có trong nước.
- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa do những loại vi khuẩn có trong nước.
- Nước giếng khoan nhiễm mặn, nhiễm phèn, nước có độ cứng cao còn gây hư hại đồ dùng, vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
Vậy nên cần có các phương pháp xử lý nước giếng khoan trước khi đưa vào sử dụng để tránh tác hại không mong muốn.
Các phương pháp xử lý nước giếng khoan
Hiện nay có rất nhiều phương pháp cử lý nước giếng khoan, một số phương pháp phổ biến được áp dụng tại các hộ gia đình như:
- Xử lý nước giếng khoan bị đục bằng phèn chua hoặc iot: Phương pháp này dùng cho nước giếng khoan bị đục, chỉ cần hòa phèn chua vào nước để làm trong nước sau đó dùng clorin để diệt khuẩn. Liều lượng là 1g phèn chua dùng cho 20 – 25l nước. Ngoài ra cũng có thể dùng iot, với liều lượng 2 giọt iot/1 lít nước, chờ khoảng 30 phút là có thể sử dụng được.
- Cách xử lý nước giếng khoan bằng hóa chất an toàn: Đối với các hộ gia đình không có điều kiện để ứng dụng công nghệ lọc nước giếng thì có thể sử hóa chất. Hóa chất phổ biến nhất hiện nay là Cloramin B. Loại hóa chất này được đóng gói với nhiều hình thức khác nhau rất tiện lợi cho người sử dụng, tùy thuộc vào lượng nước cần xử lý mà chúng ta đưa ra lựa chọn khác nhau.
- Sử dụng bộ lọc nước đầu nguồn: Đây là một giải pháp xử lý nước giếng khoan dùng cho sinh hoạt an toàn và hiệu quả. Kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt, vận hành, sửa chữa. Bộ lộc thường có 3 cột:
+ Cột lọc 1: Chứa các vật liệu lọc là mangan, UDM, birm… có tác dụng là khử kim loại nặng và lọc các tạp chất khác.
+ Cột lọc 2: Chứa than hoạt tính có tác dụng hấp thụ các tạp chất hữu cơ, khử màu, mùi,…
+ Cột lọc 3: Chứa các hạt cation có tác dụng là làm mềm nước bằng cách loại bỏ magie, canxi,…
Các phương pháp trên chỉ phù hợp với mô hình hộ gia đình với lượng nước xử lý nhỏ, nếu muốn xử lý nước giếng cấp sinh hoạt quy mô lớn như ở các nhà máy hay trang trại thì cần có một quy trình phù hợp. Sau đây công ty môi trường AST sẽ giới thiệu cho các bạn một quy trình xử lý nước giếng khoan đạt quy chuẩn.
Thuyết minh quy trình xử lý nước giếng khoan:
- Nguồn nước đầu vào được lấy từ các giếng khoan sau đó theo các đường ống dẫn đưa về chứa ở hồ chứa nước. Hồ chứa nước có tác dụng lắng sơ bộ giúp làm giảm lượng cặng lơ lững cũng như các loại vi trùng. Bên cạnh đó, ở đây giúp thực hiện các quá trình oxy hóa đồng thời giúp điều hòa lưu lượng nước.
- Tháp làm thoáng: Oxy được hòa tan trong nước (bằng cách đưa nước vào không khí hoặc đưa không khí vào nước) để thực hiện phản ứng oxy hóa các ion sắt và mangan thành các hợp chất hydroxit kết tủa và được loại bỏ ra khỏi nước bằng phương pháp lắng, các khí CO2 và H2S trong nước làm tăng pH của nước sẽ giúp cho quá trình oxy hóa của mangan và sắt diễn ra nhanh hơn. Việc tăng hàm lượng oxy làm nâng cao thế oxy hóa khử giúp dễ dàng oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong quá trình khử màu và khử mùi.
- Bể lắng cát: Tại đây các hạt các hạt vô cơ, bông cặn,... có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0.02 mm và tỉ trọng lớn hơn hoặc bằng 2.6, có khả năng lắng nhanh được giữ lại bằng phương pháp ly tâm hoặc phương pháp lắng trọng lực nhằm giảm lượng cặn tụ trong bể tạo bông và loại bỏ nguy cơ bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí tại các giai đoạn sau.
- Bể lọc: Tại đây sử dụng phương pháp hóa lý kết hợp với lọc màng. Trộn phèn (thường là phèn sắt hoặc phèn nhôm) cùng với polime kết dính để biến các cặn bẩn thành các bông bùn cũng như kết dính các hạt cặn nhỏ có kích thước bé hơn lỗ trên màn lọc giúp tăng hiệu quả lọc nước. Sau đó nước được dẫn qua màn lọc giúp giữ lại các cặn bẩn ô nhiễm chỉ cho nước sạch đi qua. Bên cạnh đó cũng tiến hành việc khử màu, mùi trong nước bằng việc kết hợp lọc bằng than hoạt tính.
- Bể khử trùng: Tại đây nước được khử trùng bằng các hóa chất clo, ozon hoặc dùng tia tử ngoại nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh còn lại.
- Bể chứa nước sạch: Nước sau khi được xử lý sẽ đưa về bể chứa nước để chờ được phân phối đến người dân. Ở đây cũng thực hiện việc ổn định nước (khử tính xâm thực của nước) bằng các hóa chất như hexametaphotphat, silicat natri, sođa, vôi.
Công ty môi trường AST đã thực hiện nhiều công trình liên quan đến xử lý nước giếng khoan. Mời các bạn tham khảo thêm
Trên đây là các nội dung liên quan đến quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt. Đơn vị nào muốn tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý vui lòng liên hệ công ty môi trường AST.